Hotline: 1900.636.000 (8h - 12h, 13h30 - 17h)
Thông báo của tôi

Tất tần tật các thuật ngữ trong bàn phím cơ - Phần 2

Tất tần tật các thuật ngữ trong bàn phím cơ - Phần 2

Tất tần tật các thuật ngữ trong bàn phím cơ (phần 02)

Các thuật ngữ liên quan đến keycap Legends và Printing

  • Backlit keycap: là loại keycap cho phép ánh sáng từ đèn LED đi qua nắp để chiếu sáng phần in ấn ở trên (legend). Backlit cap có thể được sản xuất bằng cách sơn lên nhựa mờ và cắt laser theo các legends, hay bằng cách sử dụng nhựa mờ trên nhựa mờ với công nghệ in doubleshot.

 

  • Blank: là các keycap trống, không có in ký tự hay bất kỳ dạng legends nào. Được ưa chuộng bởi những người đam mê sưu tầm keycap và có khả năng đánh máy siêu đẳng không cần nhìn đến bàn phím. Keycap dạng này có nhiều biến tấu hay ho và độc lạ nhưng không khuyến khích dùng với người mới bắt đầu hay gõ máy vẫn cần nhìn ký tự.
  • Doubleshot moulding: keycap có hai lớp nhựa, lớp trên được cut out theo đúng hình dạng legends được in ở giữa, còn lớp dưới có in legends và không có cutout. Keycap in theo công nghệ doubleshot đắt hơn các kỹ thuật in khác, do tốn kếm và tốn nhiều thời gian hơn khi sản xuất, nhưng độ bền của ký tự in trên đó là vĩnh viễn, không bay mờ theo thời gian hay do các tác động bên ngoài trong quá trình gõ phím.

 

  • Dye-sublimation: là quá trình xử lý nhiệt để nhuộm vĩnh viễn các legends vào nhựa của keycap. Các phím nhuộm thăng hoa không bị mòn, nhưng hạn chế về các tùy chọn màu sắc.
  • Front-printed: là keycap với bất kỳ loại in ấn nào lên mặt trước của cap (là phần đối diện người dùng) thay vì mặt trên. Vị trí in này giúp cho keycap có khoảng trống semi-blank và cũng giúp ngừa hao mòn trên các legends.
  • Laser printing: là các keycap với phần legends được cắt qua laser sau đó in lên cap bằng laser. Thiết kế này ít bị hao mòn so với in pad tiêu chuẩn.
  • Pad printing: là keycap với phần legends được in bằng quy trình pad tiêu chuẩn, rất dễ bay mờ theo thời gian.

Các thuật ngữ liên quan đến Layout 

  • 40% layout: đây là bố cục cực tinh gọn, làm kích cỡ của bàn phím siêu mini. Đây là kích cỡ 60% trừ đi hàng phím số (hoặc đôi khi còn nhiều hơn nữa). Bàn phím cỡ 40% rất hiếm và thường được làm thủ công bởi những người đam mê, có khả năng tự lắp ráp bàn phím cơ.
  • 60% layout: là thiết kế nhỏ gọn, trong đó bỏ đi hàng chức năng trên cùng, gồm cả phím Esc, bỏ luôn cụm numpad và cụm mũi tên. Bố cục 60% khá phổ biến với những người đam mê bàn phím cơ, nhưng khi dùng đòi hỏi một số kỹ năng gõ đặc biệt với các tổ hợp phím để thay thế cho các phím chức năng đã tinh giản.

 

  • 75% layout: là bàn phím 60% mở rộng nhưng nhỏ hơn bố cục tenkeyless, đôi khi có bao gồm hàng phím chức năng, phím mũi tên, trang lên xuống, hay bất kỳ bố cục nào theo sở thích của người dùng. Bố cục 75% không có một tiêu chuẩn nào, và thường cũng được làm ra bởi người dùng có kỹ năng tự lắp ráp.
  • ANSI: đây là định dạng tiêu chuẩn kiểu Hoa Kỳ. Phần lớn các bàn phím hiện nay đều dùng tiêu chuẩn ANSI (American National Standard Institute) và không phải là tiêu chuẩn QWERTY.
  • Bottom row: là hàng thấp nhất trên bàn phím, bao gồm phím Space. Một số nhà sản xuất như Corsair thường dùng kích thước không tiêu chuẩn cho phím space và một số phím lớn khác khiến cho việc thay thế keycap trở nên khó khăn. Bố cục dưới cùng tiêu chuẩn dùng ba phím kích thước 1,25 ở bên trái, space bar kích thước 6,25 và bốn phím kích thước 1,25 ở bên phải.
  • ErgoDox: là một thiết kế bàn phím cơ theo bố cục công thái học dạng tách rời. Thiết kế này là một nguồn mở, và là tùy chọn phổ biến cho các bản bàn phím tự dựng với bộ dụng cụ dễ dàng tìm thấy trên thị trường.

 

  • Fullsize layout: là bố cục bàn phím đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay. Bao gồm các phím chức năng, phím số, phím ký tự. Còn được gọi là bố cục 104 phím (ANSI) hoặc 105 phím (ISO).
  • Happy Hacking keyboard: thiết kế 60% được sửa đổi với bố cục tùy chỉnh dựa trên các hệ thống Unix cũ hơn. Bố cục của HHKB thường được yêu thích bởi người dùng là lập trình viên Linux, là sản phẩm của công ty Nhật Bản, trong đó dùng các switch Topre nổi tiếng cao cấp.
  • ISO: là định dạng keycap được công nhận bởi International Organization for Standardixation. ISO format keyboard có phím Enter double-row và phím shift bên trái nhỏ hơn. Bàn phím bố cục ISO phổ biến ở Anh và một số nước châu Âu.

 

  • Ortholinear: là bàn phím với các cột và hàng phím thẳng lên xuống, thay vì bố trí so le tiện dụng hơn giống như các bàn phím phổ biến thường thấy. Thiết kế Ortholinear thường rất nhỏ và được lắp ráp để tùy chỉnh dễ dàng, điển hình là bàn phím Planck.
  • QWERTY: là cách bố trí phím tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay, được phát minh từ những năm 70 sau khi bố cục ABCDE trở nên bất tiện do tạo nhiều lỗi gõ máy nhanh.
  • Tenkeyless: là kích cỡ nhỏ gọn hơn, fullsize bỏ bớt đi 10 phím numpad ở bên phải, còn lại giữ nguyên. Phổ biến với gamers, được viết tắt là TKL hay 87 key (ANSI), 88 key (ISO).

 

Thuật ngữ liên quan đến các phần khác 

  • Case: là phần nhựa hoặc kim loại bao quanh PCB, tấm và switch.

 

  • Feet: các bộ phận bằng cao su hoặc nhựa nằm mặt sau của bàn phím, dùng để thay đổi chiều cao và độ nghiêng của bàn phím. Một số loại chân bàn phím có khả năng mở rộng cho phép thay đổi vị trí góc gõ.
  • Insert: các bộ phận nhỏ bằng nhựa có cuống và kẹp tích hợp gắn vào keycap, kết nối với bộ ổn định.
  • Keycap: nắp nhựa được kết nối với phần stem của switch, trên mỗi keycap có in các ký tự đại diện cho chức năng của keycap đó. Keycap có thể có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, dễ dàng thay thế tùy theo sở thích người dùng.
  • PCB: bảng mạch in, là bộ phận đăng ký nhấn phím và gửi tín hiệu điện tử qua cáp đến máy tính của bạn.

 

  • Plate: là một tấm kim loại hoặc nhựa nằm trên PCB để bảo vệ che chăn cho PCB. Các switch có thể được gắn trên PCB hay trực tiếp trên Plate tùy loại và thiết kế.
  • Stabilizer: các thân và/ hoặc thanh bổ sung được thêm vào các phím lớn hơn, như phím space và phím Enter để ổn định tuyến tính cho các phím này. Bộ ổn định có thể được gắn phía trên Plate và người dùng có thể chạm được (theo kiểu Costar) hoặc gắn dưới Plate để loại bỏ và thay thế keycap dễ dàng hơn (theo kiểu Cherry).

Các thuật ngữ related đến phụ kiện bàn phím cơ

  • Backlighting: đèn LED gắn vào các công tắc riêng lẻ. Đèn nền có thể được dùng cho các mục đích chức năng hay để chiếu sáng các legends trên bàn phím và cả cho việc trang trí bàn phím.

  • DIP switch: Dual Inline Package: công tắc điện gói nội tuyến kép có thể sửa đổi bố cục của bàn phím mà không cần bất cứ phần mềm hay chương trình bổ sung nào. DIP không phải là công tắc chính, và luôn được tìm thấy dễ dàng phía dưới bàn phím.
  • Ghosting: các phím không có tác dụng khi nhấn tổ hợp phím.
  • N-keyRollover: là khả năng bàn phím xử lý nhiều lần nhấm phím đồng thời và nhập chính xác chúng theo trình tự cho máy tính. Bàn phím có chức năng Nkeyrollover càng nhiều thì người dùng càng gõ nhanh mà không gặp lỗi.
  • Key tester: là một khung với switch từ các nhà sản xuất khác nhau được gắn tại chỗ để kiểm tra sự khác biệt về cảm giác gõ của mỗi loại switch. Key tester không phải là một bàn phím mà chỉ là công cụ để kiểm tra switch cho bàn phím.

 

  • Keycap puller: công cụ kéo keycap có dạng kẹp giúp gắp keycap ra dễ dàng hơn, giảm thiểu xác suất làm vỡ keycap, nhờ định dạng thẳng kéo keycap ra theo đường thẳng mà không bị lệch sang một bên khi thao tác.
  • O-ring: vòng giảm chấn, là một vòng nhỏ được đặt trên thân phím để làm giảm âm thanh và điều chỉnh một ít cho cảm giác bấm. O-ring có thể được cài lên bất kỳ stem kiểu Cherry nào.

  • RGB: Red Green Blue, dùng để chỉ đèn LED có thể tùy chỉnh thành rất nhiều màu nhiều cấp độ khác nhau trực tiếp từ bàn phím hay từ phần mềm đi kèm với mỗi bàn phím.

Đang xem: Tất tần tật các thuật ngữ trong bàn phím cơ - Phần 2